Ghi chú

Cuấn hồi ký"Ðêm Giữa Ban Ngày" trên đây được chúng tôi đăng tải đúng theo bản thảo do tác giả cung cấp,trong quá trình chuyển đổi chữ và layout có một số lỗi chính tả,mong độc giả thứ lỗi.Riêng phần ghi chú chúng tôi sẽ hoàn tất trong thời gian tới-dưới đây là chú thích của 10 chương đầu:

tự bạch

1) Mãi tới năm 1995 tôi mới được biết tên gọi chính thức của vụ án nhờ bức thư của ông Nguyễn Trung Thành, nguyên vụ trưởng Vụ bảo vệ Ðảng thời kỳ đó, đề ngày 3.2.1995, gửi Bộ Chính trị Ðảng cộng sản Việt Nam.

2) "Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức (1956), thì đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Ðảng ta, xét về quy mô, tính chất. Và, có thể nói không ngoa, đây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX" (trích thư của ô. Lê Hồng Hà, nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội vụ, trong thời gian xảy ra vụ án, gửi cho Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Việt Nam khóa VII, đề ngày 18/7/1995).

3) Trong các tài liệu chính thức ở Việt Nam từ Ðảng viết hoa được dùng để chỉ Ðảng cộng sản Việt Nam, với ý nghĩa tôn sùng. Trong cuốn sách này nó cũng được dùng để chỉ Ðảng cộng sản Việt Nam, cho vắn tắt, không có ý nghĩa đó.

1

1) Tổng thống Mỹ L. B. Johnson (1908-1973) cho rằng Mỹ có thể chiến thắng trong một thời gian ngắn. Bắt đầu mở rộng cuộc chiến tranh còn giới hạn trong phạm vi miền Nam Việt Nam bằng cách ném bom miền Bắc Việt Nam vào cuối năm 1965. Hậu quả của nhận định sai lầm là ông Johnson tạo ra những khó khăn cho mình và phải rút khỏi chính trường 3.1968 để lui về trang trại ở Texas.

2) Nhà văn nổi tiếng với những tiểu thuyết Vang Bóng Một Thời, Tóc Chị Hoài, Quê Hương, Chùa Ðàn...

3) Dômbi (Zômbi), chỉ những xác chết được các thầy pháp châu Phi làm cho sống lại, nhưng không có trí khôn, không nhớ gì về cuộc sống trước kia, chỉ biết thực hiện các mệnh lệnh của chủ, bị sử dụng như những con vật trong các công việc đồng áng.

4) Hoàng Minh Chính (sinh năm 1920, người Nam Ðịnh, tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, nguyên Tổng thư ký Ðảng dân chủ Việt Nam, nguyên Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, viện trưởng Viện Triết học) được coi như người đứng đầu cái gọi là "nhóm xét lại hiện đại". Phạm Viết (1929 - 1971), sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, thương binh, nhà báo (tờ Hà Nội Mới).

5) Cha tôi và tướng Ðặng Kim Giang bị bắt đêm 18 tháng 10 năm 1967. Cùng bị bắt trong đợt này có các anh Trần Minh Việt, Phạm Kỳ Vân, Nguyễn Kiến Giang, Ðinh Chân, Nguyễn Văn Thẩm. Trần Minh Việt - phó bí thư thành ủy kiêm phó chủ tịch ỷy ban hành chính thành phố Hà Nội, Phạm Kỳ Vân - phó tổng biên tập, Nguyễn Kiến Giang - biên tập viên tạp chí Học Tập, Ðinh Chân - biên tập viên báo Quân đội Nhân dân, Nguyễn Văn Thẩm - bí thư của thứ trưởng Bộ Văn hóa Lê Liêm...

6) Giám thị trại Hỏa Lò không thấy tên tôi trong danh sách tù nhân là phải. Sau chừng hai tháng ở Hỏa Lò tôi mới biết tên tôi đã bị thay đổi. Cán bộ quản giáo biết tôi dưới một tên khác.

7) áo dạ, theo quy định, dành cho cấp tá.

8) Lê Duẩn (1908-1986), người Quảng Trị, đảng viên cộng sản từ những năm 30, bị tù hai lần (1931-1936, 1940-1945), từng làm bí thư Trung ương cục miền Nam trong kháng chiến chống Pháp, từ 1956 làm bí thư rồi tổng bí thư Ðảng.

9) Lê Ðức Thọ (1911-1990) tham gia cách mạng vào đầu thập niên 30. Tù Sơn La (1939-1944). Trong thời gian đang được nói tới là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên thường trực Ban bí thư, trưởng Ban tổ chức Trung ương Ðảng. Ðược Trung ương Ðảng cử vào Nam năm 1946, với tư cách ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Ðảng, cấp bậc Ðảng này có lẽ do một Hội nghị Trung ương cử ra hoặc do Trường Chinh chỉ định.

10) Pablo Picasso, danh họa của thế kỷ XX, gốc Tây-ban-nha (1881-1973); Ilya Erenburg, nhà văn, nhà báo Liên Xô (1891-1967).

11) Trường Chinh (1907-1988), nguyên quán xã Hành Thiện, phủ Xuân Trường, Nam Ðịnh, đảng viên Ðảng cộng sản Ðông Dương từ 1930, quyền tổng bí thư Ðảng một thời gian trước Cách mạng Tháng Tám, ủy viên Bộ Chính trị và Tổng bí thư Ðảng Lao động Việt Nam từ năm 1951-1956.

12) Trần Ðình Long (1905-1946), đảng viên Ðảng cộng sản Ðông Dương từ 1930, được đào tạo tại trường Ðại học Ðông phương Moskva. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Long được Ðảng dự kiến giữ chức bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nhưng sau chức này được nhường cho ông Nguyễn Tường Tam để thể hiện sự đoàn kết rộng rãi trong thành phần chính phủ cách mạng lâm thời. Ông bị người của Quốc dân đảng đột nhập vào nhà riêng ở phố Chợ Ðồng Xuân bắt mang đi thủ tiêu, không rõ xác chôn ở đâu.

13) Bí danh của Trường Chinh.

14) Bùi Lâm là một nhà cách mạng lâu năm, xuất thân lính thợ, đảng viên Ðảng cộng sản Pháp, sau năm 1954 làm phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

15) Chồng chị là bác sĩ Phan Thế Vấn, cũng bị bắt trong vụ nhóm xét lại chống Ðảng.

16) Phạm Văn Ðồng (sinh 1906 tại Quảng Ngãi) hoạt động cách mạng rất sớm, từ cuối thập niên 20. Năm 1929 bị thực dân Pháp bắt giam 7 năm. Ðược bầu vào Bộ Chính trị Ðảng Lao động Việt Nam từ năm 1951, làm bộ trưởng bộ Ngoại giao rồi thủ tướng chính phủ từ năm 1954 tới năm 1981 (kiêm nhiệm bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ 1954-1961).

17) Nguyễn Lương Bằng (1904- 198 ), đảng viên Ðảng cộng sản Ðông Dương từ 1930, từ 1945 là ủy viên Trung ương Ðảng, đại sứ Việt Nam tại Liên Xô 1952-1957, 1969 làm phó chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng như Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau đó.

18) Ðánh lạc hướng những tên theo dõi.

19) Xử tử, bắn, giết, thủ tiêu.

20) Bị đánh lạc hướng.

21) Anh Luật có thể có lý : trong vụ này chỉ có những người tù cũ ở Sơn La cùng với Lê Ðức Thọ là bị bắt. Có lần tôi nghe tướng Ðặng Kim Giang nói về chuyện công sứ Sơn La Coussot có mua chuộc được vài tên phản bội làm chỉ điểm, do đó có những kế hoạch của ban lãnh đạo tù nhân bị lộ. Nhưng ông không nói tới một người cụ thể nào.

22) Trường do Quốc tế cộng sản (Comintern) mở tại Moskva để đào tạo cán bộ cách mạng vô sản.

23) Một cách gọi Ðảng cộng sản trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.

24) Nhà văn nổi tiếng với những chuyện đường rừng trước Cách mạng.

25) Tên thật là Hạ Bá Cang, một nhà cách mạng có tiếng trước Cách mạng Tháng Tám, sau này phụ trách công tác công đoàn trong một thời gian dài.

26) Trấn áp phản cách mạng.

2

1) Từ năm 1880, người Pháp bắt đầu xây dựng lại Hà Nội theo quy hoạch mới. Hỏa Lò được khai trương vào năm 1986. Lúc đầu nó được đặt tên là Prison Centrale, sau đổi lại thành Maison Centrale.

2) Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Bộ Nội vụ, ủy viên Ban bí thư, ủy viên Bộ Chính trị. Bị tù Sơn La cùng với Lê Ðức Thọ và những người bị Thọ-Hoàn bắt sau này : Hoàng Minh Chính, Ðặng Kim Giang, Vũ Ðình Huỳnh, Phạm Kỳ Vân, Lưu Ðộng. Năm 1945 là bí thư Xứ ủy Bắc kỳ.

3) Giết một người vạn người sợ.

4) Trong thời kỳ công tác tại miền Nam Lê Ðức Thọ được cán bộ đặt biệt hiệu "Sáu Búa".

5) Biệt hiệu của Lê Ðức Thọ, do cán bộ miền Nam đặt.

6)Tôi ngây thơ đến nỗi bỏ vào ba-lô cả dao cạo, cả bút máy để viết và vài cuốn sách để đọc. Cứ tưởng mình đang ở một nước văn minh vậy ! Trong xà lim tù không được có bất cứ đồ vật sắc nhọn nào, cũng như không được phép đọc hoặc viết.

7) (1918-1982) Nhà văn, tác giả Bỉ Vỏ, Thời Thơ Ău, Sóng Gầm...Vào thời gian đang được nói tới ông bỏ Hà Nội lên ở ẩn tại vùng Yên Thế, Bắc Giang.

8) Nhà văn (sinh 1933), từng được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, sau cũng bị tập trung cải tạo vì tội có quan điểm xét lại tại trại tập trung Thủy Nguyên, Hải Phòng.

9) Quả nhiên, tại Hỏa Lò người ta bắt tôi phải viết một báo cáo về Nguyên Hồng. Phải chật vật lắm tôi mới thuyết phục được họ rằng tôi không biết gì về Nguyên Hồng ngoài chuyện văn chương. Không nhà văn nào thoát khỏi con mắt Tào Tháo của cơ quan an ninh.

10) Ðúng hơn nên dịch là Mặt trận Nhân dân (Front Populaire), bao gồm các đảng cánh tả của Pháp, trong đó liên minh cộng sản - xã hội là nền tảng. Năm 1934 Mặt trận giành thắng lợi, chính phủ Léon Blum của Mặt trận Nhân dân giải tán các tổ chức phát-xít, ấn định tuần làm việc 40 giờ cho người lao động, ngăn chặn các hành vi phát-xít trong sự đối xử với nhân dân các nước thuộc địa ... Năm 1938 Mặt trận Nhân dân yếu dần rồi tan vỡ do những mâu thuẫn bên trong.

11) Lê Ðức Thọ.

12) Ba, tức Ba Duẩn, Năm, tức Trường Chinh.

13) Công an mật.

14) Nhân vật thám tử tư của nhà văn Anh Conan Doyles.

15) Không chê vào đâu được. Chê là từ Việt, ba là từ gốc Pháp pas = không. Một cách nói thịnh hành năm vào những năm 40 tại Hà Nội.

16) (1921-1988) Họa sĩ rất nổi tiếng trong những người cách tân hội họa Việt Nam. Ðặc biệt, với một loạt tranh các phố cổ Hà Nội, Bùi Xuân Phái trở thành người khám phá một thủ đô chưa ai biết. Vì những bức tranh này nhà văn Nguyễn Tuân đặt tên cho các phố cổ Hà Nội là phố Phái.

17) Victor Tardieu, họa sĩ Pháp, từng đoạt giải hội họa Ðông Dương năm 1920. Là bạn học của các danh họa Rouault và Matisse. Ông đã tích cực vận động chính phủ bảo hộ cho thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật.

3

1) Hình như kiến trúc của mọi xưởng đúc tiền đều giống nhau ở chỗ có nhiều khu riêng rẽ, ở tính chất kiên cố trong xây dựng, cho nên chẳng riêng ở nước ta, ở nhiều nước khác khi cần thiết người ta cũng biến chúng thành nhà tù. Nhà tù Petropavlovsk trước kia là một Nhà Tiền thuộc Nha Ngân khố của chính quyền Nga hoàng. Nhà tiền Hà Nội bị chính quyền chiếm đóng sửa lại thành trại giam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946-1954. Trên nền nhà tù này Nhà máy in Tiến bộ được xây dựng.

2) Lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh trong Ngày toàn quốc kháng chiến.

3) Kiểu áo cổ đứng phổ biến ở Trung Quốc. Tôn Trung-sơn, hay Tôn Dật-tiên (1866-1925), nhà cách mạng chủ trương chủ nghĩa tam dân. Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc.

4) Các nhãn hiệu xe du lịch do Liên Xô sản xuất.

5)Nghị quyết của ỷy ban Thường vụ Quốc Hội mang số 49NQ/TVQH do chủ tịch Trường Chinh ký ngày 20.6.1961. Nghị quyết này có giá trị như một pháp lệnh. Theo Nghị quyết này chính quyền có thể bắt giam các công dân không cần đến thủ tục tố tụng, mỗi hạn tập trung cải tạo được ấn định là ba năm. Khi hết một hạn, người bị tập trung cải tạo có thể và thường bị ở thêm hạn tiếp theo, và cứ thế kéo dài mãi. Trong cuốn này Nghị quyết nói trên thường được các nhân vật gọi là luật, theo cách hiểu đúng nghĩa chứ không đúng chữ. ê Trung Quốc, tập trung cải tạo đã có từ sau khi Ðảng cộng sản chiếm được chính quyền ở Hoa lục với hình thức "trường 7.5". Mãi tới tháng 2.1980 nó mới được thể chế hóa bằng một chỉ thị của Quốc vụ viện, theo đó thì bất cứ công dân Trung Quốc nào cũng có thể bị đưa vào trại cải tạo đặc biệt trong một thời hạn nhất định.

6) Xin hiểu : kẻ thù của Cách mạng.

4

1) Bản dập thử để sửa lỗi của nhà in.

2) Cuốn Năm Người Im Lặng vẫn được xuất bản trong năm 1968, khi tôi đã ở trong tù. Người quyết định cứ in cuốn sách này bất chấp thói thường thời ấy không dám in sách mang tên người bị bỏ tù là giám đốc Nhà xuất bản Văn học, ông Lý Hải Châu. Trong kháng chiến chống Pháp Lý Hải Châu chỉ huy Ðội biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh, bị chính quyền chiếm đóng kết án tử hình, rồi giảm xuống chung thân và đầy ra Côn Ðảo.

3) Chỉ tổ chức Ðảng.

4) Cung văn là người chơi đàn tranh trong cuộc hầu đồng, trong dàn nhã nhạc lễ bái. Cung còn có nghĩa là ngôi nhà tráng lệ, cung điện. Cung văn đây được hiểu như nhà văn cung đình.

5) Bộ Nội Vụ trước khi đổi tên.

6) Cho tới năm 1965, Trường Chinh vẫn duyệt từng số báo ảnh in thử trước khi xuất bản mặc dầu danh chính ngôn thuận ông ta không có trách nhiệm đó. Sự đưa duyệt báo trước khi ra không bị coi là kiểm duyệt, mà là để xin ý kiến. Về mặt công khai ở Việt Nam cho tới nay không có chế độ kiểm duyệt nhà nước.

7) Cách gọi tắt các chiến trường : B - miền Nam Việt Nam, C - Campuchia, D - Lào, E - Thái Lan. Tại những chiến trường này đều có mặt bộ đội Việt Nam. Tại Thái Lan, trong thời kỳ chiếm đóng Campuchea bộ đội Việt Nam chỉ vào sâu trong nội địa chừng hai chục cây số.

8) Nhà văn, nổi tiếng với những tác phẩm Xung Ðột, Mùa Lạc...

9) Cuối năm 1961 tổng thống Mỹ Kennedy gửi 16.000 cố vấn Mỹ sang giúp chính quyền Nam Việt Nam, mở đầu sự can thiệp quân sự vào Việt Nam. Tháng 7.1965 tổng thống Mỹ Johnson chính thức gửi 175.000 quân Mỹ vào tham chiến. Sau đó, mùa xuân 1966 lại gửi thêm 200.000 quân nữa. Tới năm 1969 số lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam đã lên tới 550.000 người. Những quyết định sai lầm này dẫn tới hậu quả tai hại là 58.000 lính Mỹ đã chết ở Việt Nam.

10) Hoàng Ðạo kết thúc điệp vụ do tổ ba người Hoàng Ðạo, Hải và Kim Sơn tổ chức bằng việc đánh đắm thông báo hạm Amyot d'Inville tại vùng biển Thanh Hóa năm 1950. Một nữ điệp viên cảm tử tên là Nguyễn Thị Lộc trong vai vợ của lãnh tụ Ðại Việt Hoàng Ðạo đi nhờ tàu ra Hải Phòng đã mang một va li kỷ luật. Sau 1954, Hoàng Ðạo làm ở Ðài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, rồi bị điều đi làm trưởng ban Công nghiệp tỉnh ủy Hòa Bình. Tại một xã thuộc huyện Mẫn Ðức ông đã làm trạm thủy điện dùng dòng chảy đầu tiên, mở đầu cho việc xây dựng các trạm thủy điện khác tại tỉnh này, làm cho Hòa Bình được tặng thưởng Lá cờ đầu về thủy điện nhỏ trên miền Bắc vào năm 1969. Hoàng Ðạo có viết về vụ đánh dắm thông báo hạm Amyot d'Inville trong cuốn Chiếc Va Li (1955). Ông còn một hồi ký nhan đề Hà Nội - Huế - Sài Gòn - Ðà Lạt về hoạt động của tổ điệp báo do ông chỉ huy, rất thú vị, tôi có được đọc bản thảo tại Thanh Hóa trước khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, nhưng hình như nó đã thất lạc do bị cấm in. Sau cũng không thấy nó được in ở đâu. Anh Kim Sơn, phụ tá cho Hoàng Ðạo còn làm ở Bộ Nội vụ ít nhất cho tới năm 1992, tôi gặp anh lần chót.

11) Theo lời chứng của cha tôi.

12) Một loại trà gói rất phổ biến trong những năm ấy. Trà gói loại sang có Ba Ðình, nhưng cán bộ thích Hồng Ðào hơn vì nó vừa rẻ tiền lại vừa ngon.

13) Thuốc lá loại sang, trên nó chỉ có thuốc lá Thăng Long. Dưới Ðiện Biên bao bạc còn có Ðiện Biên bao thường, Tam Ðảo (bao bạc và bao thường), đứng hạng chót là Bông Lúa. Như vậy có nghĩa tôi được đối xử khá tốt lúc đầu để mua chuộc.

14) Năm 1965 uy tín của tổng thống suốt đời Sukarno (1901-1975) xuống tới mức thấp nhất kể từ Hội nghi Bandung 1955. Ðường lối thân Trung Quốc đã dẫn tới một cuộc tàn sát của phe hữu chống lại Ðảng cộng sản và các lực lượng cánh tả. Phe quân sự do tướng Suharto giành chính quyền về tay mình năm 1965, lật đổ Sukarno, chấm dứt thời kỳ hỗn loạn. Thời kỳ này ban lãnh đạo Việt Nam rất lúng túng trong quan hệ với chính quyền mới của Indonesia sau Sukarno.

15) Năm 1927 Ngô Ðức Trì học tại Trường Ðại học Phương Ðông cùng với Bùi Công Trừng, Nguyễn Thế Rục, Trần Phú, Bùi Lâm, Nguyễn Xích. Nhóm cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Moskva, trong phòng ngủ của Nguyễn Xích, gồm 5 người nói trên. Lê Hồng Phong còn đang học Trường hàng không ở Leningrad nên không có mặt (theo hồi ký Phải Sống Cho Ðời Sống của Bùi Công Trừng).

5

1) Những ca sĩ nổi danh giữa thập niên 50.

2) Những đạo diễn tên tuổi của trào lưu Làn Sóng Mới của điện ảnh í.

3) Seguei Mikailovich Eisenshtein (1898-1948), đạo diễn, nhà lý luận điện ảnh Liên Xô. Bộ phim Ivan Bạo đế gồm ba phần : phần Một được giải thưởng Stalin năm 1945, phần Hai miêu tả Ivan Bạo đế có nhiều nét giống Stalin nên không được dựng và chiếu, mãi tới năm 1956 mới được được đưa ra công chúng, phần Ba tác giả chưa hoàn thành, tôi chỉ được xem toàn bộ phim này vào năm 1991 tại Viện bảo tàng điện ảnh bản chưa hoàn chỉnh tại trường đại học điện ảnh.

4) Về sau Guenadi Shpalikov viết kịch bản, làm đạo diễn, làm thơ. Cuộc đời anh kết thúc bi thảm. Anh nghiện rượu nặng rồi tự vẫn, thất vọng thấy cuộc sống xã hội chủ nghĩa không đẹp như anh muốn thấy. Shpalikov để lại những bộ phim mà khán giả xô-viết rất yêu mến :"Lang thang trên phố phường Moskva". "Cửa ô Ilích", "Nhũng chuyến xe điện đi về tỉnh xa".

5) Khrushov Nikita Sergeievich (1894-1971) Bí thư thứ nhất Ðảng cộng sản Liên Xô 1953-1964. Tên của Khrushov phiên theo cách phát âm Nga, ở phương Tây họ của ông được viết Khrushchev.

6) (1879-1953).Tên thật là Iosif Vissarionovich Dzugashvilli, con một gia đình nông dân tỉnh Gori (nước Cộng hòa Gruzia), thời niên thiếu theo học Chủng viện Tbilisi, bị bắt và đi đầy Sibir vào những năm 1902-1904, tham gia Ðảng Xã hội Dân chủ Nga từ năm 1899, "học trò và bạn chiến đấu của Lênin", như được ghi trong Lịch sử Ðảng cộng sản Liên Xô. Sau khi Lênin chết (1924) trở thành tổng bí thư Ðảng cộng sản Liên Xô.

7) Pushkin A.S. (1799-1837), nhà thơ lớn của nước Nga.

8) Vùng của các lực lượng kháng chiến, phân biệt với vùng tạm chiếm do quân Pháp chiếm đóng.

9) Nhà thơ, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tố Hữu bắt đầu lên nhanh sau vụ đánh "Nhân văn - Giai phẩm", sau đó trở thành tổng tư lệnh nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong một thời gian dài cho tới khi nhậm chức phó thủ tướng phụ trách kinh tế.

10) Một trong những trại tập trung nổi tiếng nhất Liên Xô thời Stalin, được miêu tả tỉ mỉ trong tiểu thuyết "Quần đảo ngục tù" của Solzhenitsyn.

11) Tôi tình cờ rơi vào một cuộc họp chi bộ mở rộng Ðảng cộng sản Liên Xô do chủ trương công khai hóa mọi công việc của đảng trong lý thuyết đảng toàn dân rất dễ thương của Nikita Khrusov. Khrusov cho rằng đảng không có gì bí mật đối với dân bởi vì mọi công việc đảng làm là vì dân. Trong cuộc họp mà tôi được dự người ta chỉ bàn chuyện mắc thêm máy điện thoại công cộng cho nhà ở tập thể của sinh viên, chuyện làm vệ sinh quanh trường sở, chuyện kết nạp đảng viên mới.

12) Veléri Frid, nhà biên kịch điện ảnh nổi tiếng, từng ở tù 11 năm trong các nhà tù GULAG, đồng ý với nhận định của tôi. Sự sợ hãi dưới thời Stalin đã hình thành như một tính cách xô-viết.

13) Naum Kleiman, viện trưởng Viện bảo tàng điện ảnh, chuyên gia về Eisenshtein.

14) Vụ này bắt đầu bằng một bức thư của nữ bác sĩ Timashuk tố cáo âm mưu chống Ðảng và Nhà nước xô-viết của một nhóm bác sĩ.. Một cuộc tổng khủng bố nổ ra, nhiều chuyên gia y tế lỗi lạc bị bắt và bị giết. Những biện pháp chuyên chế trung cổ được áp dụng. Stalin ra lệnh trói viện sĩ Vinogradov bằng xích sắt. Mục đích của nhà độc tài xa hơn - qua vụ "áo choàng trắng" ông muốn lợi dụng lời khai của các bị can để triệt hạ các đối thủ của mình trong Bộ Chính trị.

15) Nhạc sĩ nổi tiếng, tác giả nhiều ca khúc cách mạng, trong đó có hai bài được chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chọn làm quốc ca (dưới tên Huỳnh Minh Siêng).

16) Trích chỉ thị của bộ trưởng Bộ Nội vụ nhân dân số 00486, đề ngày 15.8.1937. Sau cuộc chính biến mùa thu năm 1991 báo chí Liên Xô (cũ) khui ra được rất nhiều văn kiện mật và tối mật của chính quyền xô-viết liên quan tới những vụ trấn áp.

17) Tên chính thức của nó là :"Về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó" do Nikita Khrusov đọc suốt đêm 24 rạng ngày 25 tháng Hai năm 1956 trong một phiên họp bí mật của Ðại hội, mà không một đoàn đại biểu của các đảng anh em có mặt tại Ðại hội được tham dự.

18) Ðáng ngạc nhiên là trong chuyện vạch tội ác của Beria, Nikita Khrusov cũng dùng những phương pháp bịa đặt đặc trưng của thời kỳ Stalin. Beria bị xử như một tay sai đế quốc. Thực ra, như bây giờ mọi người đã biết, Beria cũng xuất thân từ thành phần lao động, vào Ðảng năm 1930, ủy viên Trung ương năm 1934 (cùng một lượt với Khusov và Bunganin), ủy viên Bộ Chính trị từ 1939. Beria còn là bộ trưởng Bộ Nội Vụ, thống chế quân đội Liên Xô, một trong ba ủy viên Bộ Chính trị được vinh dự đọc điếu tang Stalin.

19) Ngày 23.10.1956, nhân dân Hungari, với trí thức và sinh viên đi đầu, nổi dậy chống chế độ độc tài. Imre Nagy, một nhà lãnh đạo chủ trương cách tân trong đảng cộng sản lên làm thủ tướng. Ông kêu gọi lập chính phủ liên hiệp, dân tộc tự trị, kinh tế nhiều thành phần, nhưng ngày 4.11 quân đội Liên Xô vào dập tắt cuộc nổi dậy, hạ bệ Imre Nagy. Ông bị quân đội Liên Xô mang sang Rumani, rồi bị chính quyền Hungari (thân Liên Xô) mang về nước năm 1957, hành quyết năm 1958.

20) Kim Nhật Thành (Kim Il Sung, tên thật là Kim Song Ju, 1912-1994), chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên.

21) Thủ đô nước Cộng hòa xô-viết Uzbekistan (Ouzbékistan).

22) Trước khi được Liên Xô đưa về Triều Tiên sau chiến thắng phát-xít, Kim Nhật Thành phục vụ trong Hồng quân Liên Xô, cấp bậc trung úy.

23) Cuộc vận động "Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh" được Mao Trạch-đông phát động từ tháng 5.1956. Nó được đặc biệt đẩy mạnh sau Ðại hội VIII kỳ I (từ 15.9-27.9 năm 1956) của Ðảng cộng sản Trung Quốc.

24) Theo những nguồn tin Trung Quốc thời kỳ đó thì tháng 7-1960 Khrushov đã đơn phương xóa bỏ 600 hiệp định và hợp đồng, rút toàn bộ chuyên gia đang làm việc tại Trung Quốc về nước làm tổn hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc. Một số tài liệu Liên Xô nói rằng Trung Quốc yêu cầu cho rút chuyên gia về.

25) Hai tướng chỉ huy các cánh quân của quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật bại trận.

26) Ðể phân biệt với tướng Long Vân bố không sang Việt Nam.

27) Ông Hồ Chí Minh bị cảnh sát Hongkong bắt năm 1931.

28) Năm 1965, trong một cuộc nói chuyện với cán bộ tuyên giáo ở Hưng Yên, trưởng ban tuyên giáo Trung ương Tố Hữu nói : "Ông Cụ lẫn cẫn rồi, mọi việc bây giờ đều do anh Ba (Lê Duẩn) và tụi tôi giải quyết".

29) Càng thấy rõ Mao Trạch-đông chẳng hề đọc sách của Marx và Engels. Trong cuốn Phép Biện Chứng Của Tự Nhiên, Engels đã cảnh cáo loài người chớ có kiêu ngạo, chớ tưởng mình có thể chế ngự thiên nhiên.

6

1)(1918-1966) Nhà thơ dân dã rất nổi tiếng với các tập Lỡ Bước Sang Ngang, Hương Cố Nhân, Mười Hai Bến Nước... Ðoạn người tù ngâm có khác với nguyên bản của nhà thơ.

2) Trong cuốn Cát Bụi Chân Ai Tô Hoài có nói tới việc tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính được mua giấy do Nhà nước cung cấp, khiến người đọc nghĩ rằng tờ Trăm Hoa là do Ðảng Lao dộng Việt Nam chủ trương, mà Nguyễn Bính là người thực hiện, để đối phó với phong trào đòi tự do, dân chủ của văn nghệ sĩ, trí thức hồi ấy. Tôi cho rằng không phải. Nếu Nguyễn Bính làm báo theo chỉ thị của Ðảng thì ở Sở Báo chí những cán bộ cỡ Thiết Vũ phải được biết, và như thế vụ Thiết Vũ đánh Nguyễn Bính khó có thể xảy ra. Trong những lần gặp Thiết Vũ tôi không thấy Thiết Vũ nói đến một chuyện như vậy.

3) (1926-1996) Nhà thơ cách tân, tác giả tập thơ Ta Nhất Ðịnh Thắng, tiểu thuyết Người Người Lớp Lớp, một trong những nhân vật bị coi là đứng đầu nhóm Nhân văn - Giai phẩm.

4) Nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng (1923-1995), tác giả Tiến Quân Ca, một bài hát rất phổ biến trong những ngày nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Tám, được chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất và Quốc Hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chọn làm quốc ca. Sinh thời ông bị chính quyền bạc đãi vì những tư tưởng tự do, dân chủ.

5) Nguyễn Hữu Ðang (1913), tham gia cách mạng năm 1929, năm 1930 bị bắt, ra tòa năm 1931, nhưng vì nhỏ tuổi nên chỉ bị quản thúc. Tham gia Mặt trận Dân chủ Ðông Dương, viết báo Ngày Mới, Thời Báo và các báo Tin Tức, Ðời Nay do Ðảng Cộng sản Ðông Dương chỉ đạo, tham gia Hội truyền bá quốc ngữ cùng Võ Nguyên Giáp, Ðặng Thai Mai. Ðảng viên cộng sản từ năm 1943, năm 1945 là thứ trưởng Bộ Thanh niên. Năm 1956 bị kết án 15 năm tù. Mãn hạn, còn bị quản thúc 20 năm.

6) Nhà thơ Trần Dần, nhà thơ Hoàng Cầm, họa sĩ Trần Duy là mấy nhân vật được nói tới nhiều nhất trong vụ Nhân văn - Giai phẩm. Trần Dần được coi như người đứng đầu nhóm Nhân văn - Giai phẩm, người phát ngôn của bộ phận trí thức đòi chia quyền lãnh đạo với Ðảng.

7) Theo một số nhân chứng, Trần Dần là người không biết sợ, Trần Dần không hèn. Câu phục xuống mà đánh là do Hoàng Cầm phát ra, nhưng Trần Dần đã "gánh" cho Hoàng Cỗm.

8) Nhà thơ, rất nổi tiếng với bài "Màu tím hoa sim".

9) Súng trường Pháp.

7

1) Quà gia đình gửi vào cho người tù. Gọi bằng tiếp tế trong thời kỳ này rất sát nghĩa, bởi vì phần nhiều quà gửi vào là thực phẩm để cho người tù đỡ đói.

2) Nguyễn Trung Thành, nguyên vụ trưởng Vụ bảo vệ Ðảng vào thời kỳ đánh xét lại. Trong thư gửi Tổng bí thư Ðảng cộng sản Việt Nam Trần Minh Việt (Lê Quang Dụ), phó bí thư thành ủy Hà Nội kiêm phó chủ tịch ỷy ban hành chính Hà Nội, bị bắt ngày 18.10.1967 có viết :"Hai người trực tiếp tham gia vụ đàn áp này là ông Thành (nguyên vụ trưởng Vụ bảo vệ Ðảng, Ban tổ chức Trung ương) và ông Dương Thông (Bộ Nội Vụ)".

3) Vào thời kỳ này cuốn Người Với Người Là Bạn của nhà văn xô-viết Boris Polévoy đang bị những lý thuyết gia cộng sản Việt Nam phê phán về lập trường tính người chung chung.

4) Tuyên truyền và giáo dục.

5) Vào giai đoạn sau Ðại hội XX ÐCSLX, ngành điện ảnh Liên Xô đã cho ra đời nhiều tác phẩm tiến bộ như Ðàn Sếu Bay, Số Phận Con Người, Bài Ca Người Lính...Những tác phẩm này bị các cơ quan tuyên giáo Trung Quốc, Việt Nam tấn công dữ dội. Ðài phát thanh Bắc Kinh dành hàng tháng trời để phê phán chúng.

6) Nguyên giám đốc Quốc doanh chiếu bóng và chụp ảnh được thành lập năm 1953, tiền thân của ngành điện ảnh Việt Nam, năm 1954 làm giám đốc Xưởng phim truyện Hà Nội, rồi đạo diễn phim truyện.

7) Một tỉnh thuộc Cộng hòa Dân chủ Ðức (Ðông Ðức), thường được tổ chức các cuộc Liên hoan phim trong các nước xã hội chủ nghĩa.

8) Sau khi tôi ra tù, vào cuối thập niên 70, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ, giám đốc một trong hai Xưởng phim truyện Hà Nội muốn tiếp tục công việc bỏ dở đã cho người đi tìm kịch bản này, nhưng không tìm ra. Bản thảo bị công an thu khi khám nhà đã không được trả lại.

9) Trường Chinh có bút danh Sóng Hồng, Lê Ðức Thọ (Phan Ðình Khải) dùng chính bí danh.

10) Tướng trong các vở tuồng, khi bước ra sân khấu bao giờ cũng vỗ ngực xưng danh "Như ta đây...!". Quảng Lạc là một gánh hát thời trước Cách mạng Tháng Tám, sau lập một nhà hát mang tên của gánh tại Hà Nội.

11) Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng (tiếng la-tinh, lời cầu nguyện hàng ngày của tín đồ Thiên chúa giáo).

12) Vào thời gian này cán bộ được mua nhu yếu phẩm theo tiêu chuẩn hàng tháng như sau : gạo - 13,5kg, thịt 0,3kg, đường 0,5 kg, đậu phụ 1kg, vải 4,5m/năm... Nhưng không phải các hàng tiêu chuẩn đều được mua đúng với tên gọi của chúng : gạo thường được thay bằng ngô hoặc nửa ngô nửa gạo, thịt thường được thay bằng đậu phụ hoặc cá khô vv...

8

1) Nhà văn, nhạc sĩ, nhà thơ, nổi tiếng với những tác phẩm Xung Kích, Sống Mãi Với Thủ Ðô...Ông là một nhà văn hàng đầu trong đội quân Văn nghệ của Ðảng.

2) Câu chữ của Phạm Văn Ðồng.

3) Giới thạo tin kể rằng chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô A.N. Kosyghin (1904-1981) trong cuộc hội đàm với thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Ðồng năm (1965 ?) đã hỏi thẳng về chuyện báo chí Liên Xô bị cấm bán. Thủ tướng Phạm Văn Ðồng chối. Kosyghin đề nghị ngừng hội đàm để cả hai cùng đi ra phố xem hư thực ra sao thì Phạm Văn Ðồng thoái thác. Ðể giữ hòa khí với nước đàn anh, người ta vẫn mua sách báo Liên Xô với khối lượng lớn như trước, nhưng chở thẳng đến các nhà máy giấy để tái chế.

4) Ernest Miller Hemingway (1899-1961), nhà văn Mỹ nổi tiếng. John Ernst Steinbeck (1902-1968), nhà văn Mỹ nổi tiếng, giải thưởng Nobel.

5) Nhà thơ trữ tình (Nga).

6) Victor Marie Hugo (1802-1885), William Shakespeare (1564-1616), Jean Baptiste Poquelin Molière (1622-1673), Guy de Maupassant (1850-1893), Ludwig Van Beethoven (1770-1827), Volfgang Amadeus Mozart (1756-1791), Giuseppe Verdi (1813-1901)... - các nhà văn, nhà soạn kịch, nhạc sĩ nổi tiếng thế giới.

7) Nhà văn châm biếm Thổ Nhĩ Kỳ, nổi tiếng trong độc giả Việt Nam với tập truyện Nếu Tôi Là Ðàn Bà.

8) Trần Quốc Hoàn.

9) Fiodor Mikhailovich Dostoevsky (1821-1881), nhà văn nổi tiếng của Nga cuối thế kỷ XIX, tác giả Tội ỏc Và Trừng Phạt, Thằng Ngốc, Anh Em Nhà Karamazov... Mấy năm trước đó tôi có dịch cuốn Hồi Ký Nhà Chết theo kế hoạch Nhà xuất bản Văn hóa. Bản thảo đã chuẩn bị xong, nhưng cuốn sách không được phép in vì Dostoevsky bị Maxime Gorky nhận định là "một thiên tài độc ác".

9

1) Tên gọi An toàn khu của chính phủ kháng chiến tại Tuyên Quang - Thái nguyên (khu Việt Bắc). Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Tổng tham mưu cũng nằm trong khu vực này.

2) Garde-corps theo tiếng Pháp.

3) Ngày 1.2.1942, trong lễ khai giảng trường Ðảng của Trung ương Ðảng cộng sản Trung Quốc tại Diên An Mao đã đọc diễn văn về "Chỉnh đốn tác phong của Ðảng". Ðó lần chỉnh phong đầu tiên ở Trung Quốc nhằm chống chủ nghĩa giáo điều, về thực chất là chống ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản.

4) Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng hình như trong những người này có Nguyễn Ðức Bình, về sau này là ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khóa VII.

5) Hủ hóa ở đây không còn nghĩa gốc là tồi tệ đi, xấu đi, hư hỏng đi. Nó có nghĩa là sự ăn nằm với phụ nữ không phải vợ mình (ngủ với vợ hoặc chồng chưa cưới cũng bị coi là hủ hóa). Trong các cuộc chỉnh huấn người ta thường lục vấn nhau chuyện hủ hóa, dường như nó quan trọng hơn những khuyết điểm khác.

6) Ðoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, về sau đổi tên thành Ðoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam.

7) Bỏ vùng kháng chiến về nội thành, do tiếng Pháp entrer.

8) Nghĩa là không ra cái gì, theo cách nói hồi ấy.

9) Thực ra Chính Yên cũng không phải con quan tuần. Cha anh chỉ là một ông huyện, nhưng quê ở Hà Nội, nhà cửa khang trang, khiến những cán bộ không biết gì về hệ thống hành chính thời Pháp thuộc đôn ông lên làm ông tuần phủ.

10) Ông Ðặng Xuân Thiều (1911-1965) tham gia cách mạng rất sớm, bị tù nhiều năm. Tôi tin ông nói có sở cứ. Cha tôi cho rằng trong chuyện này có lẽ chỉ có vấn đề thủ tục kết nạp không được rõ ràng (ngày tháng, người giới thiệu), do một sự ngẫu nhiên nào đó, chẳng hạn những người giới thiệu đã chết và không có ai xác nhận việc kết nạp, chứ cuối năm 1940 các ông Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan cùng dự một lớp huấn luyện ở Hoa Nam do ông Hồ Chí Minh tổ chức, điều này có nghĩa ngay từ hồi ấy ông Ðồng đã hiển nhiên là đảng viên cộng sản.

11) Muốn ra sao thì ra (tiếng Tây-ban-nha).

12) Một hình thái quản lý hương thôn cổ, gồm những người có uy tín trong làng, được tập hợp lại theo sự tiến cử của những bậc tiền nhiệm và các bô lão chứ không phải do dân cử, có nguồn gốc từ xã hội bộ lạc.

10

1) Ông Tiến cố (tên thật là Nguyễn Văn Tiến) có lần bị mật thám bắt tại nhà tôi, khoảng năm 1937, hồi ấy ở phố Huế. Mẹ tôi đề nghị viên thanh tra mật thám người Pháp Lanèque để ông Tiến ăn bữa cơm đã xong trước khi vào tù vì "Trời đánh còn tránh bữa ăn". Lanèque nhận lời dùng cơm cùng gia đình tôi. Bữa cơm chia tay được chụp ảnh kỷ niệm nhưng bức ảnh này đã bị mất trong vụ công an khám nhà năm 1967. Mẹ tôi nhận xét : "Mật thám Pháp đối với kẻ thù lịch sự và tử tế hơn công an ta đối với dân". Do quan hệ với các chức sắc Thiên Chúa giáo ông Tiến bị chính quyền bắt đi tập trung cải tạo nhiều năm.

2) Tiếng Pháp secteur, tiểu quân khu, thường bao gồm lãnh thổ của một tỉnh (province) thời thuộc Pháp). Không có khái niệm tương đương trong thuật ngữ quân sự Việt Nam.

3) Sigmund Freud(1856-1939), nhà tâm thần học người ỏo, người xây dựng ngành phân tâm học, chủ trương bản năng dục bị dồn nén vào vùng vô thức chỉ huy cách hành xử của con người. Ông là tác giả của những cuốn Khoa Học Các Giấc Mơ (1901), Ba Khảo Nghiệm Về Lý Thuyết Tính Dục (1905), Tâm Lý Tập Thể Và Sự Phân Tích "Cái Tôi" (1923).

4) Tên thật là Phạm Thế Hệ (sinh năm 1932), một nhà văn thiên về lối viết trào lộng, vốn không phải là lối viết được các nhà lãnh đạo yêu thích.

5) (1828-1910), nhà văn lớn của nước Nga, tác giả Chiến Tranh Và Hòa Bình, Anna Karenina. Do những tư tưởng tiến bộ Lev Tolstoi bị Giáo hội Chính thống Nga rút phép thông công.

6) Ðêm Mất Ngủ - truyện ngắn nói về một thương binh đã chuyển ngành. Vết thương ở đầu gây ra chứng mất ngủ triền miên. Trong một dêm không ngủ được anh đi lang thang trong thành phố. Trên đường anh phát hiện một bóng đen bám sát anh lẵng nhẵng. Anh hiểu đó là một nhân viên công an. Họ chạm trán lúc trời hửng, trò chuyện với nhau và nhận ra nhau là hai người lính ở hai đơn vị quân đội đã từng phối hợp đánh một đồn địch.

7) Từ tiếng Pháp lancer = ném ra, tung ra, ở đây có nghĩa là giúp đỡ vào văn đàn, để làm quen với độc giả.

8) Những nhà văn hóa và văn nghệ sĩ bị đi tù liên quan tới vụ Nhân văn - Giai phẩm, trong đó có những người có án và những người không có án.

9) Tuân Nguyễn, (1931-1983), nhà thơ. Sau khi được tha, với tư cách cán bộ miền Nam tập kết, anh được hưởng trợ cấp hàng tháng khi trở về thành phố Huế sau năm 1975. Tuân Nguyễn vào Sài Gòn sinh sống, rồi mất vì một tai nạn giao thông. Trong lời điếu một người bạn thân của Tuân Nguyễn nói về anh " Thời đại như ngã ba sông. Anh như con thuyền giữa dòng nước xoáy. Thuyền anh vượt thẳng mà sông lại cong. Chạm bờ sông nước dìm anh tận đáy..."

10) Biên tập viên Xưởng phim hoạt họa. Sau bị bắt trong vụ "nhóm xét lại chống Ðảng" vào đầu năm 1968.

11) Nostradamus (tên thật Michel de Nostredame, 1503-1566) nhà vật lý và thiên văn Pháp, nổi tiếng với cuốn Thế Sấm Ký, gồm những lời tiên tri từ năm 1500 tới ngày tận thế, được coi như sẽ xảy ra vào năm 3797.

11

1) Mọi người bị bắt đều bị gọi chung là phạm, gọi tắt phạm nhân.

2) Làm mẫu cho học trò học.

3) Anh ơi anh, tắt đèn đi ngủ.

4) Sau khi ra tù tôi mới được biết các ủy viên Trung ương Ðặng Kim Giang, Lê Liêm, Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm và các cán bộ Trung ương Hoàng Minh Chính, Vũ Ðình Huỳnh, Lưu Ðộng... bị khai trừ cùng một lúc vào tháng 5 năm 1968.

5)* Cezare Lombroso (1836-1909) bác sĩ thần kinh, giáo sư pháp y ở Turin (Italia). Cùng với Enricco Ferri (1856-1929), Raffaele Garofalo (1851-1954) sáng lập ra trường phái hình pháp học nhân chủng, chủ trương nguồn gốc tội phạm nằm trong sự cấu thành con người về mặt nhân chủng, nói cách khác, những tên tội phạm sống trong xã hội loài người như một loại hình riêng xét về nhân chủng học.

* Emile Durkheim (1858-1917), nhà xã hội học người Pháp, tác giả Le Suicide (Kẻ Tự Sát) và cùng với Adolf Prins, tác giả La Défense Sociale et Les Transformations du Droit Pénal (Sự Phòng Vệ Xã Hội và Những Biến Thể của Luật Hình), được các nhà tội phạm học châu Âu ngưỡng mộ bởi cách lý giải nguồn gốc tội phạm từ những điều kiện xã hội.

6) Kudriavsev, tác giả cuốn Hình pháp học - Kriminologia), được coi như sách gối đầu giường của công an các nước xã hội chủ nghĩa, giải thích nguồn gốc tội phạm như hậu quả của xã hội có giai cấp, nơi ngự trị những quy luật người bóc lột người. ê Việt Nam tôi không thấy có bản dịch cuốn này, hoặc nó có ở dạng tài liệu nội bộ mà tôi không biết.

7) Staatssicherheitsdienst, Bộ Mật vụ quốc gia của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Ðức, tồn tại từ năm 1957 tới năm 1989. Cơ quan này có 85.000 nhân viên và 500.000 chỉ điểm viên. Người lãnh đạo Stasi từ năm 1957 là Erich Mielke, bị tống giam năm 1989.

8) Ông to, quan lớn.

9) Mật thám, cách gọi thông thường ở miền Nam hồi trước.